- Thứ nhất, về công tác đào tạo: Khoa Luật xây dựng, cập nhật và chỉnh sửa chương trình đào tạo nhằm bảo đảm chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Hằng năm, Khoa phân công giảng viên phụ trách giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo bậc cử nhân và bậc thạc sĩ do Khoa Luật phụ trách. Bên cạnh đó, Khoa còn phụ trách giảng dạy các môn đại cương về pháp luật cho các chuyên ngành đào tạo theo sự phân công của Nhà trường.
- Thứ hai, về nghiên cứu khoa học: trên cơ sở chỉ tiêu được lãnh đạo Nhà trường phân công và năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên Khoa luật, hằng năm Khoa Luật đăng ký biên soạn các giáo trình, bài giảng và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, hàng năm Khoa Luật còn đăng ký tổ chức các hội thảo khoa học thuộc lĩnh vực pháp lý và các hội thảo nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa và của Nhà trường. Ngoài ra, giảng viên của Khoa còn công bố các bài viết trên các tạp chí khoa học, các kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước.
- Thứ ba, về phục vụ cộng đồng: hằng năm, giảng viên Khoa Luật cùng với đoàn Khoa Luật tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; vận động các mạnh thường quân trao học bổng cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và hiếu học; Khoa Luật thực hiện tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho những người có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu về pháp lý.
PGS.TS. Lê Văn Long
Trưởng Khoa
NCS.ThS. Nguyễn Chí Dũng
Phó Trưởng Khoa
TS. Nguyễn Thị Cẩm Hồng
Trưởng Bộ môn Luật
NCS.ThS. Thân Thị Kim Nga
Phó Trưởng bộ môn Luật Kinh tế
ThS. Nguyễn Mộng Cầm
Phó Trưởng bộ môn Luật
- Mục tiêu đào tạo ngành Luật kinh tế trình độ đại học: Mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo Luật Kinh tế của Trường Đại học Nam Cần Thơ là đào tạo cử nhân Luật Kinh tế có kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; có kiến thức và tư duy pháp luật nền tảng và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật kinh tế; có các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phù hợp để có thể nghiên cứu, xây dựng và thực hiện pháp luật, đồng thời có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn hoặc học liên thông sang các chương trình đào tạo khác; có khả năng khởi nghiệp; có khả năng thích ứng và chuyển đổi nghề nghiệp một cách linh hoạt trong nền kinh tế hội nhập và cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
- Mục tiêu đào tạo ngành Luật trình độ đại học: Mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo Luật của Trường Đại học Nam Cần Thơ là đào tạo cử nhân Luật có kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; có kiến thức và tư duy pháp luật nền tảng và có hệ thống; có kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phù hợp để có thể nghiên cứu, xây dựng và thực hiện pháp luật, đồng thời có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn hoặc học liên thông sang các chương trình đào tạo khác; có khả năng khởi nghiệp, khả năng thích ứng và chuyển đổi nghề nghiệp một cách linh hoạt trong nền kinh tế hội nhập và cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
- Mục tiêu đào tạo ngành Luật kinh tế trình độ thạc sĩ: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Luật Kinh tế (định hướng ứng dụng) của Trường đại học Nam Cần Thơ nhằm đào tạo người học nắm vững những kiến thức lý luận chuyên sâu về hệ thống pháp Luật Kinh tế, qua đó người học có khả năng vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức pháp Luật Kinh tế để có thể giải quyết được những vấn đề pháp lý phức tạp có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; có khả năng tự nghiên cứu, làm việc độc lập và sáng tạo, có kỹ năng thực hành pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong buối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
- Thực hành trong các môn học chính khóa: Bên cạnh các học phần lý thuyết, Khoa Luật đưa vào chương trình đào tạo nhiều học phần kỹ năng như: Kỹ năng tư vấn pháp luật dân sự; Kỹ năng tư vấn pháp luật đất đai; Kỹ năng tư vấn pháp luật doanh nghiệp; Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại…nhằm rèn luyện các kỹ năng thực hành cho sinh viên.
- Thực hành trong các hoạt động ngoại khóa: Ngoài việc được rèn luyện kỹ năng thực hành pháp luật trong các học phần, sinh viên còn được rèn luyện kỹ năng thực hành trong các chương trình sinh hoạt học thuật ngoại khóa như: Phiên tòa giả định, các cuộc thi hùng biện, Olympic pháp luật; các câu lạc bộ.
- Thực hành trong các cơ quan, tổ chức có liên quan: Trong quá trình đào tạo, sinh viên được thực tập tại các cơ quan, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực pháp luật như: Tòa án; Viện kiểm sát; Cơ quan thi hành án; Công ty luật; Văn phòng Công chứng; Bộ phận pháp chế của các doanh nghiệp. Nhà trường và Khoa Luật đã ký kết hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức như Sở Tư pháp; Ban quản lý khu Công nghiệp cần Thơ và nhiều tổ chức hành nghề Luật trên địa bàn thành phố Cần Thơ để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tham gia thực tập, thực tế. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng thành lập trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý để tạo điều kiện cho sinh viên thực hành pháp luật.
Có thể nói, công tác đào tạo của Khoa Luật đã không ngừng được mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng đào tạo. Cho đến nay, Khoa Luật đã có 5 khóa sinh viên tốt nghiệp, cung cấp hơn 1000 cử nhân Luật và Luật Kinh tế; gần một trăm thạc sĩ Luật Kinh tế có chất lượng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và khu vực phía Nam nói chung, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt trên 90%. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật và ngành Luật Kinh tế từ Khoa Luật, Trường Đại học Nam Cần Thơ đã được các Nhà tuyển dụng đánh giá đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Hiện nay, Khoa đã đạt được Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của hai ngành là ngành Luật Kinh tế và ngành Luật trình độ đại học. Trên cơ sở được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo bậc đại học ngành Luật Kinh tế, Khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo bậc thạc sĩ ngành Luật Kinh tế và thạc sĩ ngành Luật.
Khoa Luật