HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ “PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ VÙNG ĐBSCL TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC
TẾ” ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
Ngày 16 tháng 11 năm 2019, Trường Đại học Nam Cần Thơ đã phối hợp cùng Trường Đại học Tây Đô tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển thương mại và khoa học công nghệ vùng ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
Lễ khai mạc Hội thảo được diễn ra vào lúc 7h30 tại Hội trường chính Trường Đại học Nam Cần Thơ với sự tham dự của Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ, Bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở Lao động- Thương bình và Xã hội Thành phố Cần Thơ,…Ngoài ra, còn có sự quan dự của Lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành thành phố Cần Thơ; Ban giám hiệu các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và các tỉnh, thành; các nhà khoa học đến từ Thái Lan, Malaysia, Bangladesh và Pháp; các diễn giả, doanh nghiệp, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ và Trường Đại học Tây Đô; các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình đến dự và đưa tin.
Hội thảo với mục đích để giải bài toán nâng cao thu nhập cho người nông dân thì yêu cầu tái cơ cấu sản xuất và liên kết nâng cao chuỗi giá trị đồng bằng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đồng thời, phải quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất để nâng cao chất lượng, giá trị nông sản; phát triển các mặt hàng nông nghiệp có ưu thế cạnh tranh và phù hợp với nhu cầu thị trường để tăng cường hội nhập.
Chương trình Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển thương mại và khoa học công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập quốc tế” cụ thể như sau:
- Phần thứ 1: Phiên tổng thể
- Phần Thứ 2: Phiên thảo luận với 3 phiên song song
+ Phiên 1: Phát triển thương mại
+ Phiên 2: Nông nghiệp – Cây thuốc – Kỹ thuật
+ Phiên 3: Sản phẩm tự nhiên và sức khỏe con người
Hội thảo quốc tế “Phát triển thương mại và khoa học công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập quốc tế” tại Trường Đại học Nam Cần Thơ được kỳ vọng sẽ tạo ra cách nhìn, cách tiếp cận mới nhằm thay đổi nền nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế”, trong đó tập trung các vấn đề được quan tâm là nâng giá trị gia tăng; đẩy mạnh thương mại hoá nông sản; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các thành viên tham dự Hội thảo cùng nhau suy nghĩ, trao đổi thảo luận về thực trạng tình hình, trao đổi về kết quả của các nghiên cứu khoa học nhằm cải thiện, phát triển thương mại, khoa học, công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Kết thúc các phiên thảo luận, Ban tổ chức đã lắng nghe trình bày các tham luận của các nhà khoa học, các diễn giả, các doanh nghiệp và sự đóng góp thảo luận của các quý vị đại biểu tham dự hội thảo. Trên cơ sở đó, Ban tổ chức đã tổng hợp các ý kiến để hoàn chỉnh chương trình Hội thảo nhằm đưa ra những giải pháp cho việc pháp triển thương mại và khoa học công nghệ vùng ĐBSCL mà mục tiêu Hội thảo đã đề ra. Phiên bế mặc Hội thảo được diễn ra vào lúc 12h30 cùng ngày.
Trần Quang