Vào sáng ngày 14/05/2025, Trường Đại học Nam Cần Thơ đã tổ chức thành công khóa tập huấn “Hướng dẫn đo lường mức độ đạt chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của người học năm 2025” tại Phòng họp trực tuyến khu E. Sự kiện đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của đông đảo cán bộ, giảng viên và chuyên viên, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và kiểm định giáo dục của Nhà trường.
Buổi tập huấn với sự tham gia của các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và giảng viên từ các phòng ban và khoa chuyên môn, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia xây dựng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, dưới sự điều hành và hướng dẫn trực tiếp của TS. Trần Thị Thùy - Phó Hiệu trưởng nhà Trường.
Chương trình được tổ chức nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ, giảng viên các kỹ năng cần thiết trong việc xây dựng, đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Nội dung tập huấn được thiết kế phù hợp với các quy định pháp lý mới nhất, bao gồm:
Đây là một hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ Nhà trường, đồng thời đảm bảo chương trình đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định trong nước và quốc tế.
TS. Nguyễn Văn Quang - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ (thứ ba từ trái qua), TS. Trần Thị Thùy - Phó Hiệu trưởng nhà Trường (giữa), cùng quý cán bộ, giảng viên DNC chụp ảnh lưu niệm sau buổi tập huấn (Ảnh: PTTT)
Buổi tập huấn diễn ra trong không khí sôi nổi và chuyên nghiệp, với sự dẫn dắt của TS. Trần Thị Thùy là chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục. Các nội dung chính xoay quanh việc hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn đầu ra phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo, phương pháp đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn của người học, thảo luận thực tế về việc áp dụng các tiêu chuẩn 1-2-3 trong kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cà cuối cùng là chia sẻ kinh nghiệm từ các đơn vị đã triển khai thành công quy trình kiểm định.
Các phiên thảo luận nhóm và bài tập thực hành đã giúp người tham gia hiểu rõ hơn về cách áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Nhiều ý kiến đóng góp tích cực từ các cán bộ, giảng viên đã được ghi nhận, tạo nên một diễn đàn trao đổi kiến thức hiệu quả.
Những kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ khóa tập huấn sẽ là hành trang quý báu để đội ngũ Nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế.