Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số hiện diện trên tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,...).
Chương trình đào tạo giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về dữ liệu lớn, công nghệ thông tin và quản lý kinh tế trong thời đại số; nền tảng số và các kỹ năng dẫn dắt để chuyển đổi số cho các tổ chức, các công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn. Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng hoạch định và đề xuất các giải pháp kinh doanh phù hợp cho tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể độc lập thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, sản phẩm liên quan đến công nghệ số, chuyển đổi số trong kinh tế và kinh doanh.
Ngoài ra còn có thể đảm nhận các vị trí công việc như chuyên gia lập dự án và lập kế hoạch về chuyển đổi số an toàn và bảo mật thông tin kinh tế tại các Bộ, Ngành từ Trung ương tới địa phương , các ngân hàng , các công ty tài chính, các công ty kinh doanh và kinh doanh trực tuyến ...
Chọn ngành Kinh tế số tại Trường Đại học Nam Cần Thơ đồng nghĩa với việc bạn đang nắm trong tay tấm vé vào tương lai đầy hứa hẹn. Tại đây, bạn không chỉ được trang bị kiến thức chuyên sâu về phân tích dữ liệu lớn, marketing số, thương mại điện tử mà còn có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu.
Với môi trường học tập hiện đại, các hoạt động ngoại khóa phong phú và sự hỗ trợ tận tình từ nhà trường, bạn sẽ tự tin bước vào thị trường lao động và trở thành những chuyên gia kinh tế số tài năng. Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức các hội thảo, workshop với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế số, giúp sinh viên cập nhật những xu hướng mới nhất của thị trường."
Nếu bạn đang cân nhắc chương trình này, vui lòng xem xét các tiêu chuẩn và thời hạn nộp đơn để tăng cơ hội nhận được học bổng và miễn giảm học phí.
1. Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT - (Mã 301)
2. Xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - (Mã 100)
3. Xét tuyển dựa theo kết quả học tập ở bậc THPT (Học bạ) - (Mã 200)
4. Xét tuyển kết hợp KQ kỳ thi TN THPT 2025 với KQ học tập ở bậc THPT - (Mã 407)
5. Xét tuyển kết hợp KQ thi TN THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển - (Mã 409)
6. Xét tuyển kết hợp kết quả Học bạ với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển - (Mã 410)
7. Xét tuyển theo KQ kỳ thi ĐGNL do các trường Đại học khác tổ chức - (Mã 402)
8. Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài - (Mã 411)
9. Kết hợp phỏng vấn với tiêu chí khác để xét tuyển - (Mã 412)