Thế nào là kỹ năng mềm (Soft skills)?
Kỹ năng mềm (soft skills) – trí tuệ cảm xúc: là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người - thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, càng không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Xét về bản chất, kỹ năng mềm chỉ một tập hợp những phẩm chất, thói quen, quan điểm và sức hút xã hội của một cá nhân, giúp con người đó trở thành một nhân viên tốt và có khả năng thích nghi với đồng nghiệp và công ty. Các doanh nghiệp đề cao vai trò của kỹ năng mềm vì các nghiên cứu và kinh nghiệp thực tế cho thấy rằng, kỹ năng mềm cũng quan trọng không kém gì các kỹ năng cứng (kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ,….)
Hãy cùng DNC tìm hiểu Top 3 kỹ năng mềm cần thiết để thành công trong cuộc sống và công việc:
1. Kỹ năng giao tiếp – Comunication Skill
Sơ đồ 1: Các yếu tố cơ bản cần rèn luyện để phát triển kỹ năng giao tiếp (Nguồn ảnh: Internet)
Ông bà ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”.
Giao tiếp khôn khéo chính là “nghệ thuật thu phục lòng người”. Nhiều người thường nhầm lẫn rằng giao tiếp chỉ đơn thuần là nghe và nói. Tuy nhiên, trên thực tế, nó còn gồm nhiều biểu hiện cảm xúc, cử chỉ,….
Thực tế, bạn là người có ý tưởng, sáng kiến hay nhưng không giỏi trình bày hay diễn đạt để người nghe hiểu hết được hàm ý của nó thì khả năng thành công của chúng ta đã bị giảm đi 50%.
Hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ hôm nay thông qua việc đọc sách để trao dồi ngôn từ, tìm hiểu văn hóa trong môi trường làm việc đặc thù của ngành mình đang theo học và hơn hết là lắng nghe nhiều hơn để tiếp thu có chọn lọc những thông tin, bài học cho chính bản thân mình.
2. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative Mental Skills)
“Sáng tạo là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công”.
Theo Torrance (1962): “Tư duy sáng tạo là một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đi đến kết quả … Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút ít gì đó trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó”. Nói ngắn gọn thì bản chất sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất.
Cũng giống như kỹ năng giao tiếp, sáng tạo là kết quả của một quá trình rèn luyện, học hỏi, phát triển kỹ năng.
Có khả năng sáng tạo, bạn sẽ phá vỡ được cái vỏ bọc của tư duy đóng khung (fixed mind), luôn tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề, chủ động giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Có nhiều cách để kích thích sự sáng tạo, có thể liệt kê một số thủ thuật như sau:
– Tin tưởng mình có khả năng sáng tạo: Hãy tập trung vào những gì mong muốn, cần dẹp bỏ tất cả những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.
– Nắm bắt kịp thời ý tưởng: Một quyển sổ bỏ túi với một cây bút sẽ rất có ích, bởi vì ta có thể nắm bắt, ghi lại được mọi ý tưởng bất chợt đến với mình.
– Đa dạng hóa phương án: Luôn tự hỏi: “Phương pháp này hay nhưng liệu còn có phương pháp nào tốt hơn nữa không?”
– Thay đổi môi trường mới: Việc thay đổi môi trường mới có quan hệ mật thiết với sức sáng tạo. Do vậy, khi có thời gian nên đi dạo trong công viên hoặc trên bãi biển để kích thích sức sáng tạo.
3. Kỹ năng tư duy phản biện (Critical Thinking Skills)
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng gần đây tư duy phản biện mới thật sự được quan tâm tại Việt Nam. Nó cũng chính là một điểm yếu “chết người” mà rất nhiều người mắc phải. Nói một cách dễ hiểu, khi bạn không có tư duy (tinh thần) phản biện, bạn làm việc như một cái máy, bạn lắng nghe như một con robot. Nhưng một sự thật phủ phàng, một cái máy, một con robot lại làm việc hiệu quả gấp 10 lần chúng ta, nếu không có tư duy phản biện thì chúng ta sẽ sớm bị đào thải bới chính những sản phẩm cho tư duy sáng tạo tạo nên.
Sơ đồ 2. Logic giải quyết vấn đề với tư duy phản biện (nguồn ảnh: internet)
Nguyên tắt đầu tiên của tư duy phản biện đó là biết đặt câu hỏi đúng. Có được những câu hỏi đúng giúp con người thu hẹp khoảng cách giữa việc chỉ ghi nhớ hoặc mù quáng chấp nhận thông tin với một thách thức lớn hơn là phân tích tổng hợp được vấn đề.
Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên là chúng ta nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực gì? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề. Tại sao A mà không phải B, A đúng hay B đúng, nếu là A thì kết quả thế nào, B thì kết quả thế nào, cái nào mới là cái đúng và chính xác. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.
Mỗi chúng ta đều bắt đầu từ một vách xuất phát, nếu bạn chịu đầu tư vào bản thân mình bằng những kỹ năng trên, tin chắc rằng bạn sẽ thành công!
Vi Khanh