Ngành Công nghệ kỹ thuật bán dẫn (chip điện tử) là ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử, máy tính và thiết bị di động bằng cách sử dụng chất bán dẫn. Chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện.
Công nghệ bán dẫn hiện đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong thời đại số. Chính vì vậy, đây có thể nói là ngành học được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm theo học.
Nên học Công nghệ kỹ thuật bán dẫn ( chip điện tử) ở đâu?
Hiện nay, cùng với việc phát triển của nền kinh tế. Công nghệ kỹ thuật bán dẫn cũng đang phải chạy đua về nguồn nhân lực để bắt kịp xu hướng toàn cầu hóa khi tất cả sự phát triển về công nghệ điện tử phải cần đến chip điện tử.
Trải qua thời gian đầy khó khăn của biến động kinh tế và dịch bệnh. Các chuỗi sản xuất, nhà máy lớn có trụ sở tại Châu Á đang dần chuyển hướng về Việt Nam để đảm bảo quá trình sản xuất và phát triển của họ đặt biện là công nghệ bán dẫn. Theo báo VnExpress Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đã tuyên bố kế hoạch sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Intel, ông lớn trong lĩnh vực sản xuất chip, chọn Việt Nam là nơi đặt nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất. Nhiều công ty bán dẫn lớn của thế giới đặt nhà máy tại Việt Nam như USI Electronics (Đài Loan), Renesas Electronics (Nhật Bản). Việt Nam cũng xuất hiện trên bản đồ sản xuất chip thế giới với ba dòng chip của FPT Semiconductor. Viettel đề xuất tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu.
Với những yếu tố này, trong tương lai nguồn nhân lực thuộc ngành này sẽ rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu của xã hội, năm 2024 Trường Đại học Nam Cần Thơ đã chính thức đưa ngành Công nghệ kỹ thuật bán dẫn(Chip điện tử) vào hệ thống đào tạo của nhà Trường với mong muốn góp phần phát triển lĩnh vực chip bán dẫn bằng nguồn nhân lực chất lượng cao do nhà trường đào tạo.Ngành này học như thế nào và cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Khi theo học ngành Công nghệ kỹ thuật bán dẫn (Chip điện tử) tại Trường Đại học Nam Cần Thơ, Sinh viên được trang bị kiến thức về các đặc tính vật liệu, quy trình chế tạo và sản xuất linh kiện vi điện tử, thiết kế mạch và tích hợp cấp hệ thống, các hệ nhúng và lập trình nhúng, các hệ điều khiển tự động, cảm biến, Internet vạn vật.
Sinh viên cũng sẽ có được kỹ năng và kiến thức về xử lý siêu sạch, màng mỏng, công nghệ bán dẫn, đóng gói và kiểm chuẩn linh kiện điện tử; đồng thời biết sử dụng các phần mềm và công cụ chuyên sử dụng trong thiết kế và mô phỏng các linh kiện vi điện tử.
Cùng với độ ngũ giảng viên chuyên sâu, chương trình học bám sát thực tế sẽ giúp sinh viên tiếp cận kiến thức tốt hơn và khả năng thích nghi công việc tốt sau khi ra trường.
Về cơ hội nghề nghiệp, như đã đề cập phía trên. Hiện tại ngành học này đang là ngành học tiềm năng khi nguồn nhân lực hiện tại còn khá khiêm tốn. Với tốc độ phát triển chung hiện nay, cùng với sự phát triển công nghệ mới của thế giới thì đây là ngành học mà bạn không thể bỏ qua.
Xét tuyển vào Đại học Nam Cần Thơ thế nào?
Đối với ngành Công nghệ kỹ thuật bán dẫn (Chip điện tử) tại Trường Đại học Nam Cần Thơ đang xét tuyển dựa trên 2 phương thức. Thí sinh có thể chọn 1 hoặc nhiều phương thức/hình thức xét tuyển song song để tăng cơ hội trúng tuyển.
Điều kiện xét tuyển: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
1. Phương thức xét tuyển theo kết quả học bạ THPT
2. Phương thức xét tuyển theo điểm thi THPT 2024 – Thời gian xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT
THÔNG TIN TƯ VẤN XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
Phòng Tư vấn Tuyển sinh và Truyền thông
- Hotline/Zalo: 0939 257 838
- Zalo Official Account: https://zalo.me/daihocnamcantho
- Facebook: https://facebook.com/NamCanThoUniversity
- Youtube: https://youtube.com/@NamCanThoUniversity